Thẻ meta description là một trong những phương tiện đưa bài viết tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần nội dung Content SEO phong phú, hữu ích là đủ. Tuy nhiên, thẻ mô tả là “chìa khóa” để bài viết được Google đánh giá cao và thu hút người dùng ra quyết định click vào trang của bạn.
Vậy, meta description là gì? Làm thế nào để viết meta description cuốn hút khách hàng? Sau đây, King NCT sẽ giải đáp về khái niệm cũng như 10 cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO và hấp dẫn nhất. Theo dõi nhé!
Thẻ meta description là gì?
Meta description là một thẻ trong HTML nhằm mô tả tóm tắt nội dung của trang web. Từ đó, công cụ tìm kiếm và độc giả có thể hiểu hơn về chủ đề của trang web.
Thông thường, thẻ meta description nên viết súc tích, ngắn gọn và cô đọng các nội dung cần thiết cũng như quan trọng nhất để người đọc quyết định click vào bài viết.
Định nghĩa về thẻ meta description
10 cách viết thẻ meta description chuẩn SEO
Như King NCT kể trên, thẻ meta description như một bản mô tả tóm tắt các nội dung quan trọng của trang. Do đó, thẻ mô tả cần phải hấp dẫn và truyền tải gãy gọn, hàm súc nhất những thông tin của bài viết. Để viết thẻ mô tả tốt, bạn nên biết các điều sau:
1. Độ dài tối ưu của thẻ meta description
Google đã đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về độ dài của thẻ meta description là 140-160 ký tự. Vì vậy, nếu thẻ meta dài hơn thì phần ký tự phía sau sẽ không được hiển thị mà chuyển thành dấu “…”.
Khi đó, thẻ mô tả sẽ không hiển thị được đầy đủ thông tin và không thể truyền đạt hết các nội dung đến với người đọc.
Như vậy, thẻ meta description quá ngắn hoặc quá dài đều không tốt cho SEO. Tốt nhất là nên thủ theo tiêu chuẩn của Google để được đánh giá cao và cung cấp đủ các thông tin đến với bạn đọc.
2. Từ khóa phải xuất hiện trong thẻ meta description
Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả. Bởi vì, đó là yếu tố giúp Google xác định trang web nói đến nội dung gì. Từ đó, các từ khóa sẽ được in đậm và hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google nếu người dùng tra cứu theo từ khóa.
Nên đặt từ khóa vào trong thẻ mô tả
3. Không sử dụng ký tự đặc biệt trong thẻ meta description
Google sẽ lược bỏ những đoạn nội dung có chứa các ký tự đặc biệt trong thẻ mô tả. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng các ký tự không thuộc bảng chữ cái và chữ số vào trong thẻ meta description của bài.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số ký hiệu đặc biệt mà vẫn được Google chấp nhận và cho hiển thị như:
Một số ký tự đặc biệt được Google cho phép sử dụng
4. Tạo thẻ meta description mới mẻ, độc đáo
Mỗi thẻ mô tả của từng trang, từng bài viết trên website phải có sự khác biệt và tuyệt đối không trùng lặp. Thẻ mô tả của trang đang hướng đến người dùng, khách hàng chứ không phải công cụ tìm kiếm.
5. Viết đoạn mô tả bằng giọng văn tích cực, thu hút
Meta description như một lời chào, lời mời đến quý khách hàng. Do đó, bạn nên biến thẻ mô tả thành lời kêu gọi thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời, từ ngữ trong thẻ mô tả cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.
6. Làm nổi bật tên thương hiệu trong thẻ meta description
Thẻ mô tả là một trong những hình thức Marketing tối ưu nhằm khẳng định tên tuổi và các đặc tính riêng biệt của thương hiệu. Cụ thể nhất là các thẻ meta cho các trang Homepage.
Chỉ qua vài dòng giới thiệu ngắn gọn, tên thương hiệu được lồng ghép nhẹ nhàng, tự nhiên và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng:
Nên nhắc tên thương vào trong đoạn mô tả
7. Gắn Call To Action – Lời kêu gọi hành động
Thẻ meta description nên gắn CTA để lôi cuốn khách hàng tiếp cận đến bài viết của trang. Bạn có thể tham khảo một số lời kêu gọi hành động thu hút, hấp dẫn như:
- Xem thêm
- Xem ngay
- Đọc ngay
- Nhận ngay
- Dùng thử miễn phí
- …
Lồng ghép CTA để kêu gọi độc giả click đọc bài viết
8. Hiển thị các thông số kỹ thuật
Nếu người dùng là các khách hàng am hiểu về công nghệ thì bạn có thể thêm các thông số kỹ thuật ở phần mô tả. Có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,…Những thông tin như vậy sẽ giúp khách hàng click đọc nhiều hơn.
9. Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả
Google sẽ lược bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của thẻ meta description khi chúng xuất hiện trên SERP.
Để hạn chế điều trên, bạn nên loại bỏ các ký tự không phải chữ số và số ra khỏi đoạn meta. Hãy sử dụng HTML thay thế nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép.
10. Sử dụng Rich Snippets cho thẻ mô tả
Hiện nay, Rich Snippets được sử dụng rộng rãi ở nhiều website. Đó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng hình ảnh, sao, xếp hạng đánh giá,…nhằm làm nổi bật website và kích thích người dùng click chuột vào trang web của bạn.
Rich Snippets là điểm ấn nổi bật cho trang web và kích thích người dùng click đọc
Lời kết
Như vậy, King NCT đã cung cấp bài viết về thẻ meta description. Tại đây, người đọc không những hiểu về khái niệm của thẻ mô tả mà còn biết thêm 10 cách viết meta description chuẩn SEO nhất. Hy vọng bài viết là nguồn thông tin hữu ích với bạn.