Đối với các nhà quản trị website, subdomain là khái niệm không mấy xa lạ trong quá trình xây dựng và phát triển website. Thế nhưng, một bộ phận người vẫn chưa hiểu về subdomain, trong đó có các nhà quản trị website mới và những nhà kinh doanh có nhu cầu tìm hiểu về website.
Bởi subdomain sở hữu nhiều giá trị tuyệt vời, giúp tạo ra “một trang web mới” mà không phải tốn chi phí để mua tên miền. Vậy, subdomain là gì? Mục đích sử dụng của subdomain ra sao? Sau đây, KingNCT sẽ giúp bạn hóa giải các khúc mắc trên. Xem ngay nhé!
Subdomain là gì?
Subdomain là gì? Subdomain (tên miền phụ) là phần mở rộng, bổ sung của một tên miền.
Subdomain có thể được tạo ra hoàn toàn miễn phí. Chúng có thể hoạt động độc lập như một tên miền thực thụ.
Subdomain ra đời với mục đích là giải quyết chi phí về đăng ký tên miền và giúp tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.
Ví dụ: KingNCT có tên miền chính là kingnct.com. Sau đó, chúng tôi hướng đến việc mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bán hosting, bán tên miền nên tạo thêm một subdomain như sau: domain.kingnct.com.
Nhờ việc sử dụng tên subdomain, bạn có thể tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt và hoạt động độc lập mà không phải mất phí đăng ký tên miền cũng như vướng phải các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền.
Do đó, thay vì phải tạo thêm 01 module hoạt động dưới sự kiểm soát của website chính thì bạn có thể sử dụng subdomain để tạo các trang web mới, những vẫn giữ được tên miền chính.
Các subdomain thường được sử dụng để tạo ra các website nhất định như: kênh review, blog, thương mại điện tử,…
Subdomain là gì? Đó là công cụ miễn phí, phần mở rộng của một tên miền
Subdomain sử dụng cho mục đích nào?
Từ việc giải thích subdomain là gì, bạn cũng phần nào hiểu được mục đích sử dụng của subdomain. Quả đúng như vậy, subdomain ra đời là chìa khóa hữu ích cho nhu cầu của các doanh nghiệp nói chung và quản trị website nói riêng. Bởi lẽ, nếu không có subdomain, ta sẽ gặp vô vàn những khó khăn khi thực hiện các mục đích sau:
Tạo website riêng cho một nhóm đối tượng nhất định
Doanh nghiệp có thể sử dụng subdomain để tạo ra một website mới – nơi chứa đủ các thông tin để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng với ngôn ngữ và content phù hợp. Chẳng hạn như công ty muốn tạo ra một website riêng bán quần áo trẻ em, một website riêng bán đồ bà bầu bởi chúng có nhiều sản phẩm trên một website nên khách hàng khó có thể xem hết.
Tạo ra nhiều website riêng phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định
Chia trang thương mại điện tử hoặc blog ra khỏi website chính
Doanh nghiệp có thể sử dụng subdomain để chia các module vốn dĩ ở website chính ra các trang web độc lập. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực thì việc tách chúng ra rất có lợi cho việc phát triển quy mô. Đôi khi, việc quản lý và điều hành nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì 01 trang web đa năng.
Chẳng hạn công ty kinh doanh nhiều mặt hàng như: túi xách, giày dép, nước hoa,…Bạn muốn phát triển trang cho từng nhóm sản phẩm nhưng rất khó để phân chia chúng trong một module. Khi đó, bạn có thể tách riêng chúng ra 01 website khác sử dụng subdomain.
Tạo website riêng dành cho giao diện mobile
Mục đích sử dụng subdomain để tạo website riêng cho giao diện mobile không còn phổ biến. Vì hiện tại, các website đều được thiết kế chuẩn Responsive, chuẩn di động. Do đó, tạo subdomain thiết kế website cho thiết bị di động thường được dùng cho các web chưa chuẩn di động.
Khi người dùng truy cập vào website, website sẽ xác định kích thước của thiết bị và điều chỉnh bố cục phù hợp với kích thước đó. Chẳng hạn như người dùng truy cập trang web bằng PC sẽ trả về địa chỉ xyz.com nhưng điện thoại truy cập cùng địa chỉ đó sẽ dẫn đến subdomain có tên miền là k.xyz.com.
Tiết kiệm nhiều chi phí
Ở mục “Subdomain là gì?”, bạn cũng đã biết subdomain là một công cụ miễn phí. Bạn có thể tạo ra nhiều website mới mà không phải mất phí để đăng ký tên miền. Không những vậy, bạn còn có thể sử dụng trực tiếp các thiết kế của trang web dưới sự quản lý của subdomain giống với các thiết kế của website chính mà không phải lo chúng trùng lặp do có tính thống nhất. Điều đó giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí để chi cho bên thiết kế website.
Tiết kiệm được một khoản chi phí để chi cho bên thiết kế website
Lời kết
Nhìn chung, bài viết đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “Subdomain là gì?”. Bên cạnh đó, KingNCT cũng nhắc đến 04 mục đích sử dụng của subdomain. Qua đó, người đọc, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà quản trị website có thể tận dụng những lợi ích tuyệt vời của subdomain để xây dựng và phát triển trang web của mình.