Thời gian qua, cộng động SEO đang bàn tán xôn xao về cấu trúc Schema – Schema Structured Data và cách khai báo Schema cho website. Vậy chính xác Schema là gì? Cài đặt Schema cho website như thế nào? Không để các bạn thắc mắc thêm nữa, KingNCT sẽ giải đáp chi tiết cả 02 vấn đề trên trong 01 bài viết. Theo dõi bài viết để biết thêm nhé!
Schema là gì?
Schema là gì? Schema (lược đồ) là một đoạn mã mã khai báo javascript hoặc mã HTML dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc.
Schema được tạo ra bởi sự hợp tác của 04 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Yandex, Bing và Yahoo.
Schema (lược đồ) được gắn vào trang web để giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định, phân loại và đưa về trả về kết quả nhanh hơn, chính xác hơn. Nếu không có sự xuất hiện của Schema thì 01 website sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.
Định nghĩa chi tiết về câu hỏi: Schema là gì?
Tác dụng của Schema
Schema là gì? Schema là phương tiện giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn.
Qua đó, ta có thể thấy Schema không những tác dụng hữu ích lên bộ máy tìm kiếm mà còn đến người sử dụng. Cụ thể như sau:
Schema giúp công cụ tìm kiếm hiểu và phân loại trang web tốt hơn, chính xác hơn
Bộ máy tìm kiếm
Ngày nay, trên thế giới có khoảng 1.94 tỷ trang web đang hoạt động. Nếu người dùng có thể hiểu rõ nội dung của những website trên thì với search engine lại không hề đơn giản đến vậy. Có vô số ngôn ngữ phức tạp mà công cụ tìm kiếm không thể giải thích.
Ví dụ: Với từ khóa “Moonlight”, nó có thể đề cập đến ánh trăng hoặc tựa của một bộ phim. Tùy theo ngữ cảnh mà từ khóa “Moonlight” sẽ mang 01 ý nghĩa khác. Điều đó sẽ cản trở cho công cụ tìm kiếm khi hiển thị những kết quả liên quan cho người dùng.
Thế nên, để search engine có thể hiểu và phân loại thông tin chính xác, ta cần sắp xếp và hướng dẫn nó theo các cú pháp sẵn có. Khi đó, Schema chính là nơi cung cấp các dữ liệu cụ thể để search engine hiểu rõ các website đang viết nội dung nào, chủ đề gì.
Người sử dụng
Schema là gì? Schema sẽ giúp cho trang web của bạn trở nên thu hút và mang lại nhiều thông tin hữu ích hơn. Chẳng hạn, nếu người dùng muốn tham gia 01 sự kiện nào đó thì Schema sẽ hiển thị các website có thông tin liên quan đến sự kiện như địa điểm, thời gian diễn ra,…từ đó, làm tăng tỷ lệ truy cập website.
Chi tiết cách cài đặt Schema cho WordPress
Nếu khái niệm của Schema đã được giải đáp ở mục “Schema là gì?” thì cách cài đặt Schema cho WordPress cũng sẽ được gợi ý tại đây.
Cách đơn giản nhất để thêm Schema vào trang web là sử dụng Schema Plugin. Plugin có thể hỗ trợ cho cả Schema cũ.
Để cài đặt Schema Plugin, bạn chỉ việc thực hiện đúng theo các bước sau:
Bước 1: Ở giao diện admin của WordPress, bạn chọn mục Plugins > Add new. Tiếp đó, bạn nhập từ khóa “Schema” vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Khi tìm được Schema Plugin, bạn nhấn vào nút Install Now để cài đặt.
Nhấn vào nút “Install Now” để cài đặt Schema Plugin
Bước 3: Khi kích hoạt Plugin thành công, bạn chuyển đến mục Schema, rồi chọn Settings để bắt đầu cấu hình.
Bước 4: Trong trường General, bạn điền các thông tin cơ bản của trang như Contact Page, About Page và upload logo cho website.
Ngoài ra, bạn cũng cần điền các trường knowledge graph, content, search result để kết quả tìm kiếm được tối ưu hơn.
Nhập đủ các trường thông tin để tối ưu kết quả tìm kiếm
Bước 5: Bạn chuyển đến mục Schema > Types để chỉ định loại Schema nào sẽ được thêm vào.
Chỉ định rõ loại Schema được thêm vào
Một số sai lầm hay gặp khi triển khai Schema
Khi sử dụng Schema, bạn sẽ bắt gặp không ít các trường hợp đã lạm dụng công cụ này. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi triển khai Schema:
- Đối với Schema đánh giá: xây dựng số lượng lớn các đánh giá ảo gây mất niềm tin của người dùng.
- Tự xây dựng các câu hỏi, câu trả lời khi sử dụng Schema hỏi đáp.
- Bạn có thể không biết Schema Local Business, Schema Person được gắn ở đâu, thậm chí bạn còn gắn toàn bộ các URL của website.
- Một số người tạo Schema sự kiện, công thức nấu ăn vì muốn kết quả hiển thị đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, nội dung và loại hình website lại không ăn nhập, không liên quan.
Lời kết
Theo như bài viết trên, KingNCT mong rằng những thông tin như Schema là gì, tác dụng của Schema, cách cài đặt Schema cho WordPress cũng như một số sai lầm thường gặp khi triển khai Schema đã được giải đáp. Qua đó, người đọc, cụ thể là những người sử dụng website sẽ biết cách khai thác những tính năng hữu ích của Schema, đồng thời hạn chế và tránh xa những sai lầm thường gặp khi triển khai Schema. Chúc các bạn may mắn!