Domain là gì? Có một sự thật rằng nhiều người và nhiều doanh nghiệp luôn cố gắng đi tìm một tên miền (Domain) ấn tượng để giúp cho các khách hàng dễ dàng trong việc nhớ về họ nhưng liệu có bao nhiêu người là thật sự hiểu rõ về tác dụng của việc lựa chọn Domain đối với SEO. Bài viết này sẽ giúp các bạn khám phá ra những thông tin cực kỳ hữu ích về cách sử dụng Domain thế nào cho chuẩn nhất?
(Tên miền) Domain là gì?
Domain hay còn gọi là tên miền là một địa chỉ Online mà ở đó người dùng khi sử dụng Internet và dùng trình duyệt khi gõ ra Domain thì hệ thống sẽ dẫn đến Website của bạn. Hiểu một cách đơn giản, Domain là địa chỉ nhà của bạn, khi khách hàng sử dụng google chorme hay Safari gõ vào thì người dùng sẽ đến nhà bạn giống như là việc bạn lên Taxi và đưa địa chỉ. Khi đó có thể hình dung rằng Website chính là một căn nhà còn Domain là địa chỉ của căn nhà đó.
Nếu không có Domain, để có thể truy cập vào một trang Web bạn phải thông qua một chuỗi dãi số IP (số địa chỉ) vô cùng khó nhớ để có thể đến đúng Website mà bạn cần tìm. Google phát triển và internet thấu hiểu sự khó khăn ấy nên việc thay thế một chuỗi địa chỉ IP dài ngoằn bằng một tên gọi (tên miền) sẽ giúp người dùng dễ dàng đến đúng nơi họ muốn hơn. (Tuyệt vời nhỉ)
Bạn có thể xem thêm bài giải thích về Domain tại đây:
Cách thức hoạt động của Domain (tên miền)
Khi nhập chính xác tên miền vào trình duyệt thì điều gì sẽ xảy ra? Đây là một câu hỏi ngu ngờ của chính bản thân tôi vào ngày đầu tiếp cận đến Internet.
Khi nhập một domain name vào trình duyệt web, domain đó sẽ gửi request đến mạng global bao gồm các máy chủ DNS. Lúc này, máy chủ sẽ tìm kiếm các nameserver được liên kết với domain và gửi request đến các nameserver đó.
Các nameserver này được quản lý bởi công ty Hosting, chính là nhà cung cấp domain cho website của bạn. Những công ty cung cấp dịch vụ Hosting sẽ trả về địa chỉ IP máy chủ, nơi mà chứa website của bạn.
Máy chủ được gọi là máy chủ web server, được cài đặt các phần mềm đặc biệt như Apache, Nginx (hai phần mềm máy chủ web phổ biến). Nhiệm vụ của máy chủ web là xử lý request, tìm nạp trang web và các thông tin liên quan rồi gửi các dữ liệu này trở lại trình duyệt web.
Từ khóa đuôi dài là gì? Tại sao nên sử dụng Longtail Keyword
Phân loại các Domain
Domain có các phần mở rộng khác nhau như .com, .org, .net, .info, .io,… nhưng phổ biến nhất là .com (chiếm 46.5% toàn cầu). Do đó, tôi khuyên bạn nên sử dụng tên miền có phần mở rộng .com. Tại sao ư? Hãy xem chi tiết hơn các loại domain dưới đây.
TLD – Tên miền cấp cao nhất
TLD là viết tắt của cụm từ “top-level-domain” nghĩa là tên miền cấp cao nhất. Tên miền này có phần cuối cùng sau dấu chấm, hay còn gọi là phần mở rộng domain được xếp vào cấp cao nhất trong DNS.
Ví dụ: Domain “www.example.vn” thì “.vn” gọi là tên miền cấp cao nhất.
Những tên miền cấp cao nhất (TLD) phổ biến là .com, .org, .net. Ở Việt Nam, TLD phổ biến là .vn. Ngoài ra, có các TLD khác ít phổ biến như .biz, .club, .info, .agency,…
Tổ chức IANA (Internet Assigned Numbers Authority) là tổ chức cấp phát số hiệu Internet đã chia tên miền cấp cao nhất TLD thành 3 loại phân biệt mà sẽ được chúng tôi chia sẻ ở phần bên dưới.
ccTLD – Tên miền quốc gia cấp cao nhất
Tên miền quốc gia cấp cao nhất (Country-code top-level Domain) viết tắt là ccTLD được dùng tại một quốc gia cụ thể nào đó theo mã ISO – một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Ví dụ, ở Việt Nam là .vn, ở Anh là .uk, Mỹ (United States) là .US, Ấn Độ là .in, Tây Ban Nha là .es.
Loại domain này nhắm đến một phân khúc khách hàng truy cập cụ thể đến từ một quốc gia. Với đuôi là viết tắt của tên một quốc gia, Domain dạng theo từng quốc gia sẽ không hướng đến thị trường Global mà chỉ gói gọn phạm vi trong một khu vực nhất định có sử dụng ngôn ngữ đó.
Một thực tế mà chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết, người dùng thường tin tưởng vào Domain có tên miền cấp quốc gia hơn khi sử dụng một dịch vụ tại quốc gia đó bởi vì để có thể đăng ký dạng domain này bạn cần phải hoàn thành một số thủ tục giấy tờ mới có thể dùng được và Domain này chiều sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Chính vì lẽ đó mà các tên miền như Tuoitre.vn, dantri.vn, là một trong những trang báo lớn và có lượng độc giả đông đảo.
gTLD – Tên miền cấp cao nhất dùng chung
Tên miền cấp cao nhất dùng chung (Generic top-level Domain) viết tắt là gTLD là domain được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào.
gTLD bao gồm các tên miền nổi tiếng như .com, .net, .org, .biz, .tech, .gov, .mil,…Tuy nhiên, domain .gov và .mil bị giới hạn chủ, .gov được dùng trong các tổ chức chính phủ (Government) và .mil thường được dùng trong quân đội (Military).
Domain .net trước kia được sử dụng dành cho các Website cung cấp dịch vụ Internet và Domain .org phục vụ cho các Website hay tổ chức phi lợi nhuận. Thế nhưng ngày nay chính vì tính dễ nhớ mà các Domain .net hay .org được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau.
Tên miền cấp cao nhất dùng chung được chia thành 2 loại là tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD) và tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD).
sTLD – Tên miền cấp cao nhất được tài trợ
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (Sponsored top-level domain) là các tên miền bị giới hạn với một số tổ chức và nhóm nhất định như domain .gov, .mil.
Ngoài ra còn có domain .edu dành cho các tổ chức giáo dục, .post dành cho các dịch vụ bưu chính viễn thông, .asia dành cho các công ty hướng đến thị trường Châu Á, .coop, .museum,…
uTLD – Tên miền cấp cao nhất không được tài trợ
Các tên miền cấp cao nhất không được tài trợ (uTLD) như .biz, .pro, .name, .info.
iTLD – Tên miền cấp cao nhất hạ tầng
Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (Infrastructure top-level domain) là domian .arpa đại diện cho ARPA (vùng tham số địa chỉ và định tuyến). Domain này dành riêng cho ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng Internet.
Các loại tên miền khác
Test top-level domain (tTLD), Internationalized country code top-level domains (IDN ccTLD), restricted generic top-level domains (grTLD),…
Domain sẽ do tổ chức nào chịu trách nhiệm
ICANN viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – là một tổ chức phi lợi nhuận về thực hiện các chính sách liên quan đến quản lý DNS và domain. ICANN sẽ cấp phép việc bán domain cho các công ty gọi là Domain Name Registrars.
Những công ty này sẽ gián tiếp thực hiện các thay đổi về tên miền đối với công ty đăng ký tên miền. Các công ty đăng ký tên miền sẽ là cơ quan bán domain, quản lý hồ sơ, gia hạn hoặc chuyển nhượng cho các công ty đăng ký tên miền khác.
ICANN có trụ sở đặt tại Mỹ và là một trong những tổ chức phi lợi nhuận chịu toàn bộ trách nhiệm về việc quản lý Domain.
Một số câu hỏi thường gặp về Domain
Để giải đáp một số câu hỏi thường gặp về Domain hãy cùng KingNCT giải đáp một số thắc mắc như sau:
Subdomain là gì?
Subdomain là một Domain phụ được tách ra từ tên miền chính và hoạt động một cách độc lập nhưng tên miền có kèm theo tên miền chính.
Ví dụ: Google.com là tên miền chính còn Support.google.com là một tên miền phụ.
Addon Domain là gì?
Addon Domain là một loại tên miền được thêm vào hosting của bạn, có chức năng như tên miền chính. Addon Domain sẽ tạo thêm thư mục trên hosting mỗi khi bạn thêm một tên miền mới. Vì thế nó cho phép doanh nghiệp chạy nhiều website với domain khác nhau nhưng sử dụng một hosting chung. Bạn nên phân biệt Parked Domain, Sub-domain và Addon Domain là gì?
Như vậy, khi sử dụng Addon Domain, doanh nghiệp có thể có nhiều website cùng lúc chỉ với một tài khoản hosting. Khi bạn sử dụng tên miền mới, domain này sẽ lưu trữ một thư mục riêng biệt với các domain cũ.
Cách lựa chọn Domain tốt nhất cho việc làm SEO Website
Thật sự mà nói thì Domain xấu hay đẹp không còn quá quan trọng đối với việc làm SEO nữa bởi vì bạn hoàn toàn có thể SEO nội dung một trang Web một cách dễ dàng nếu chất lượng nội dung của bạn cao. Tuy nhiên để người dùng có thể nhớ đến thương hiệu của bạn thì việc lựa chọn Domain cần phải tuân theo một số nguyên tắc cốt lõi như sau:
- Domain nên ngắn gọn và dễ nhớ
- Domain có thể gắn liền với tên thương hiệu
- Domain có chứa từ khóa cần SEO
- Domain gợi cho người dùng hiểu được lĩnh vực bạn đang kinh doanh
Tổng kết
Bài viết trên là toàn bộ nội dung mà KingNCT muốn gửi đến các bạn đã và đang tìm hiểu về việc lựa chọn về một tên miền phù hợp nhất trước khi bắt đầu xây dựng một trang Web và tiến hành làm SEO cho nó. Chúc các bạn thành công với tên miền mà bạn đã chọn lựa.